Thursday, May 23, 2013

VẬN ĐỘNG XOẮN ỐC CỦA TRIỀN TY THUẬN NGHỊCH

Quyền phổ quy định:
“Vận kình như trừu ty 
Vận kình như triền ty 
Nhậm quân khai triển dữ thu liễm
Thiên vạn bất khả ly thái cực
Diệu thủ nhất vận nhất thái cực
Tích tượng hoá hoàn quy ô hữu”

(Tạm dịch: Vận kình như kéo tơ, quấn tơ. Dù khai triển hoặc thu liễm trăm ngàn lần không thể rời thái cực. Người giỏi mỗi cử động phù hợp thái cực, khiến người ngoài không thể biết được ).

Bốn quy định trên đây cho thấy vận động TCQ rất gần như hình dạng kéo tơ . Kéo tơ là vừa xoay vừa kéo, vì trong động tác có thẳng có xoay tròn tự nhiên hình thành theo đường xoắn ốc. Đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập cong và thẳng . Nói triền ty kình hoặc trừu ty kình đều là chỉ ý này, là vì trong quá trình triền ty sự co duỗi của tứ chi cũng sinh ra hình xoắn ốc. Bởi vậy quyền luận nói cho dù động tác khai triển lớn hoặc động tác khẩn tấu nhỏ lớn đều không bao giờ có thể rời khỏi thái cực kình thống nhất, đối lập này . Sau khi luyện thuần thục ,vòng triền ty này càng luyện càng nhỏ , đạt đến cảnh giới có khuyên mà không thấy có khuyên .Đến lúc đó chỉ còn là ý biết mà thôi . Cho nên vận động xoắn ốc thống nhất các mặt đối lập của thuận nghịch triền ty được coi là đặc điểm của TCQ.
1.Thực chất của vận kình triền ty
  TCQ yêu cầu vận kình như triền ty (quấn tơ) hoặc nói vận kình như trừu ty (kéo tơ). Hai cách ví này đều nói lên hình tượng vận động như xoắn ốc. Đồng thời theo một đường cong , tựa như viên đạn sau khi thông qua đường khương tuyến trong nòng súng ống khi bay trong không gian , bản thân tự xoay quanh trục của nó lại bay theo đường vận động của vật được ném đi. Triền ty kình của TCQ mang dáng dấp của hình tượng này.
  Trước đã nói rõ , vận động TCQ cần có hình như quấn tơ,vậy trong thực tế phải vận hành như thế nào ? Thực ra rất đơn giản , tức tại yêu cầu nhất động toàn động,động tác lòng bàn tay xoay từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong đều lấy sự xoay chuyển ngón trỏ làm tiêu chuẩn .Như trong Hình 1, bàn tay từ điểm 1 tới điểm 2.
  Lúc này ngón trỏ xoay từ trong ra ngoài gọi là thuận triền(xoay thuận);bàn tay từ điểm 2 tới điểm 3,ngón tay trỏ xoay từ ngoài vào trong gọi là nghịch triền(xoay nghịch).
 2.Tác dụng của vận kình triền ty
  Khi luyện quyền , nắm tay co duỗi thẳng mà không xoay chuyển lòng bàn tay , nếu như chân chỉ "tiền cung hậu toạ" mà không xoay chuyển phối hợp tả hữu thì sẽ phát sinh khuyết điểm chỏi lực "đỉnh kháng" .Để sửa sai khuyết điểm này cần phải sử dụng kình xoắn ốc bởi vì khúc suất của vòng xoắn ốc thường biến đổi , do sự xoay chuyển nên bất cứ áp lực nào ép lên một vật đang xoay đều tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trước. Để sửa sai khuyết điểm này cần tự nhiên bị sự xoay chuyển làm trượt đi mà "lạc không".Đây là phép "hoá kình" theo khoa học cho thấy tác dụng của nó.
Triền ty có dạng xoắn ốc là nguyên lai của TCQ . Loại vận động xoắn ốc này là phương thức vận động độc đáo của quyền thuật Trung Quốc, hiếm có trên thế giới . Trên phương diện rèn luyện thể lực , nó khiến cho toàn thân chuyển động tiết tiết quán xuyến, nhờ đó tiến đến cảnh giới một động không chỗ nào không động (nhất động vô hữu bất động) của công phu '"nội ngoại tương hợp". Nó có tác dụng xoa bóp nội tạng .Đồng thời khiến cho thần khí bên ngoài phát sinh cổ đãng, làm mạnh vỏ đại não, từ đó tiến thêm một bước là làm mạnh khoẻ các tổ chức khí quan toàn thân.

  3.Chủng loại và yếu điểm của triền ty kình
  Dựa theo tính năng ,có thể chia triền ty kình TCQ thành hai loại cơ bản : một loại là thuận triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ trong ra ngoài , trong thuận triền ty tuyệt đại đa số là “bằng kình” (Nét vẽ liền trong Hình 1).Loại còn lại gọi là nghịch triền ty, đó là lòng bàn tay xoay lật từ ngoài vào trong , trong nghịch triền ty hầu hết là “loát kình” (Nét vẽ rời trong Hình 2).Hai loại kình này đồng thời quán xuyến từ đầu chí cuối trong suốt quá trình vận động của TCQ. Vì vậy có thể nói trong mỗi động tác TCQ đếu có sự chuyển hóa lẫn nhau của bằng kình, loát kình, chúng có sự mâu thuẫn cơ bản trong vận động, đồng thời lại chuyển hóa thành nhất nguyên. Cả hai loại kình này có sự biến đổi khác nhau tùy theo phương vị của từng động tác, đồng thời chia thành năm cặp phương vị triền ty khác nhau (Hình 4). Các hướng thượng hạ, tả hữu hợp thành một vòng tròn tổng thể, đồng thời kết hợp với bên trong và bên ngoài biến hình tròn theo mặt phẳng thành hình tròn lập thể, đây chính là nét đặc sắc vốn có của vận động triền ty TCQ. Ngoài ra, kết hợp tả hữu phùng nguyên khi luyện quyền, tiến thoái linh hoạt cùng với phương vị triền ty, đáp ứng yêu cầu luyện thân và phòng thân. Trong mỗi động tác, quyền thức TCQ, dựa trên cơ sở của triền ty thuận nghịch, ít nhất cần phải có sự kết hợp của ba cặp phương vị để thực hiện vận động. Nếu nắm được quy luật này thì sẽ có được đường vận động cong xoắn ốc, hỗ trợ rất nhiều cho việc luyện quyền hay sửa quyền.
 a).Động tác “Vân thủ”
 Đây là quyền thức duy nhất trong thập tam thế, bao hàm "song thuận chuyển thành song nghịch, tả hữu đại triền ty". Khi vận động , triền ty cơ bản của hai tay là lòng bàn tay thuận truyền từ trong ra ngoài chuyển thành nghịch triền từ ngoài vào trong, phương vị triền ty của nó là trái phải trên dưới và hơi có hướng trong ngoài. Vòng tròn tả hữu,trên dưới là một hình tròn phẳng, nhưng nếu làm cho hình tròn ấy hơi có hướng trong ngoài thì nó có thể thành một hình tròn lập thể trong không gian, có thể đạt tới công dụng "khí thiếp tích bối"
 b).Động tác “Bạch hạc lượng xí”
 Triền ty cơ bản của nó là một thuận một nghịch, là loại triền ty tương đối phổ biến trong giá thức , phương vị triền ty của nó là trên dưới và trong ngoài.Triền ty một thuận một nghịch có nghĩa là tay trái nghịch triền hướng vào trong, hướng xuống; tay phải thuận triền hướng ra ngoài, hướng lên. Hai động tác này hợp lại, yêu cầu "lưỡng bát tương bộ"(lúc vận động hai cánh tay giống như có một sợi dây cột lại với nhau khiến dạng thức của chúng hỗ tương nhau, yêu cầu hai tay phối hợp) làm thành một "bằng khuyên"(vòng tròn phẳng) chia ra trái nghịch phải thuận và trái xuống phải lên.
  Các thí dụ trên cho thấy rõ, quyền thức TCQ tuy có nhiều dạng hoa mỹ chuyển hoán khác nhau nhưng dựa theo triền ty cơ bản của nó mà xét thì cực kỳ đơn giản . Các quyền thức đại khái không ngoài tổ hợp của ba loại "song thuận triền ty", "song nghịch triền ty" và "nhất thuận nhất nghịch triền ty". Nếu dựa theo pháp phân tích này và dò xét cách đi quyền của mình mà liệt kê thành biểu thì có thể là chổ dựa cho sự luyện tâp của chính mình.Có được chỗ dựa này rồi, ắt có thể phân biệt rõ ràng các loại kình , đạt đến "nội ngoại tương hợp và tiết tiết quán xuyến trên cơ sở nâng cao đàn tính đạt tới yêu cầu tư thế chính xác.
  Dương thức Thái Cực Quyền là một trong những lưu phái Thái Cực Quyền được sáng lập bởi Dương Phúc Khôi, tự Lộ Thiền (1800-1873), người huyện Vĩnh Niên – Tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc. Vào năm Quang Đạo nhà Thanh, Dương Phúc Khôi bái Trần Trường Hưng (Trần thức Thái cực danh sư đời thứ 14 họ Trần) làm thầy và theo học Trần thức Thái Cực Quyền.
  Ông là đệ tử Trần thức Thái Cực Quyền ngoại họ đầu tiên. Sau khi đắc truyền vào khoảng năm 1850, Dương Phúc Khôi đến Bắc Kinh mở lớp truyền dạy Thái Cực Quyền. Vào thời điểm này, ông đã từng bước sửa đổi, loại bỏ một số động tác phát kình, nhảy bộ tương đối khó của các bài quyền Lão giá của Trần thức, đồng thời sáng tạo ra Thái Cực Quyền mang phong cách nhà họ Dương, về sau được con là Dương Kiện Hầu và cháu nội Dương Trừng Phủ (1883-1936) chỉnh sửa, định hình thành các bài quyền Dương thức như ngày nay.
  Các tư thế và động tác của Dương thức Thái Cực Quyền thể hiện sự đơn giản, nhu mềm, phóng khoáng, tiết tấu chậm rãi. Dương Trừng Phủ đã tổng kết lại thành Thập yếu (mười điểm cốt yếu) khi luyện tập Dương thức Thái Cực Quyền như sau:
"Hư linh đỉnh kình",
"Hàm hung bạt bối" (ngực thu, lưng thẳng),
"Tung yêu" (buông lỏng eo),
"Thực hư phân minh" (động tác hư thực phải rõ ràng),
"Dụng ý bất dụng lực" (lấy ý niệm là chính, ít dụng lực),
"Trầm khiên trụy trừu" (vai và tay chỏ trầm),
"Thượng hạ tương tùy" (trên dưới nhịp nhàng),
"Nội ngoại tương hợp" (ý, khí bên trong cơ thể phải vận động phù hợp với động tác ở bên ngoài),
"Liên miên bất đoạn" (động tác liên kết với nhau, vận động không ngừng),
"Động trung cầu tĩnh" (Tuy thân hình vận động nhưng tư tưởng, tinh thần phải hết sức tĩnh tại).
Nguồn: thieulamthaicuc.com
1. Hư linh đỉnh kình : đầu cổ ngay thẳng, thần quán tại đỉnh, không vận sức mà phải tự nhiên.
2. Hàm hung bạt bối : ngực hơi thóp vào để khí trầm đan điền (hàm hung), và khí dính ở lưng (bạt bối)
3. Tùng yêu : buông lỏng eo, biến hóa hư thực của động tác đều tùy theo sự chuyển động của eo.
4. Thực hư phân minh : tách biệt rõ rệt hư thực của động tác, thủ-bộ-cước pháp, trọng lượng dồn lên chân nào chân đó là thực, chân còn lại là hư.
5. Trầm kiên trụy chẩu : hai vai buông lỏng tự nhiên (trầm kiên), hai cùi chỏ cũng hạ thấp hướng xuống (trụy chẩu)
6. Dụng ý bất dụng lực : toàn thân buông lỏng, không sử dụng kình lực vụng về cứng nhắc, lấy ý quán chỉ động tác. Ý đến thì khí đến và từ khí đến thì lực đến.
7. Thượng hạ tương tùy : tức trên và dưới đều phải theo nhau. Tay động, eo động, chân động, nhãn thần theo đó mà động.
8. Nội ngoại tương hợp : Khi khai cũng như khi hợp đều dựa trên cơ sở trong ngoài hợp nhất, từ thần thái cho đến cơ thể, trong đó thần là chủ soái và thân là để sai khiến.
9. Tương liên bất đoạn : vận động liên miên như kéo tơ không gián đoạn.
10. Động trung cầu Tịnh : lấy tĩnh cai quản động, tuy động mà như tĩnh. Luyện càng chậm càng tốt, càng chậm càng khiến hô hấp sâu dài, khí trầm đan điền.
Sự vận động của Thái Cực Quyền có sự khác biệt so với nhiều môn thể dục khác, nó mang đậm triết lý vận động phương Đông.
Yêu cầu trước tiên đối với người học là tâm tĩnh, buông lỏng thân, tự nhiên, thân thẳng. Thông thường, người học bắt đầu luyện trạm trang (đứng tĩnh), hai gối hơi co, thân hạ thấp, hai tay ôm thành vòng tròn trước bụng, hai chưởng đối lập với bộ vị Đan điền, đầu hư lãnh đỉnh kình, giữ cơ thể (lưng) thẳng, ngực hàm hung thả lỏng, khí trầm Đan điền, hô hấp tự nhiên, hai mắt nhắm hờ, từ từ nhập tĩnh. Mỗi lần luyện trạm trang khoảng 10 phút, lưu ý là trong quá trình thực hiện phải thả lỏng hoàn toàn các bộ vị cơ thể.
  Bước tiếp theo là học cách phối hợp các động tác của chi trên và chi dưới, như” Dã mã phân tung”, “Lâu tất ảo bộ”, “Bạch hạc lượng xí”, “Thủ huy tỳ bà”…Sau đó luyện các bài Thái Cực Quyền sơ cấp như: 8 thức, 16 thức Thái Cực Quyền.
  Sau khi luyện thuần thục hai bài quyền trên, người học tiếp tục luyện các bài cơ bản phổ cập là: 24 thức,48 thức và 88 thức Thái Cực Quyền, lúc đó sẽ không còn cảm thấy khó khăn phức tạp.
Ưu điểm của việc luyện các bài Thái Cực Quyền giản hóa này là người học dễ nhớ, dễ nắm bắt bởi vì các động tác trùng lặp đã được giảm bớt, động tác phóng khoáng, uyển chuyển hơn, độ khó không cao.
  Sau khi đã học xong các bài Thái Cực Quyền giản hóa cơ bản rồi, người học bắt đầu thâm nhập vào các bài quyền truyền thống (cổ truyền) của các phái như: Trần, Dương, Ngô, Vũ, Tôn.
Đặc điểm của những bài quyền này là yêu cầu qui chuẩn đối với từng động tác là khá chặt chẽ, khắt khe, số lượng động tác trong một bài quyền nhiều, phức tạp, đồng thời trùng lặp nhiều. Đặc biệt là Trần thức Thái Cực Quyền, yêu cầu phải luyện được “triền ty kình”, phát kình.
 Để luyện được chuẩn xác, có hiệu quả các bài quyền truyền thống này, tốt nhất là nên có thầy hướng dẫn, qua đó có cái nhìn trực quan hơn, đồng thời mới có thể nắm bắt một cách đầy đủ các yếu lĩnh. Đối với người tập khi luyện các bài quyền truyền thống Thái Cực phải khổ công không ngừng, luyện càng nhiều lần càng tốt, đặc biệt là nên lựa chọn một phái Thái Cực Quyền để luyện, chuyên tâm vào phái đó thì mới đạt hiệu quả cao.

  Triền Ty là một khái niệm quan trọng trong Thái Cực Quyền.
     Người luyện Thái Cực Quyền cần lưu ý khái niệm này.
  Bên cạnh đó cần phải chú ý: 
  -Đối với bậc Sơ cấp: trong giai đoạn này, người luyện tập chỉ cần lưu ý Khái niệm này mà thôi, chưa cần thực tập Triền Ty quá nhiều-giai đoạn này cần tập trung để tập Hình và Ý cho thuần thục và cho thật "chỉnh". Thực hành thật tốt cho phù hợp với "Thái Cực Quyền Thập Yếu" như đã được nêu ở trên. Thực luyện thành thục các yếu lĩnh của: Bằng-Lý-Tê-Án-Thái-Liệt-Chẩu (Trửu)-Kháo (Bát Pháp-mấy thuật ngữ này dịch từ tiếng Hán nên đôi khi cách đọc và phát âm cũng khác nhau).
-Giai đoạn Trung cấp: đây là giai đoạn mà người luyện tập cần tập trung hiểu và thực hành các khái niệm-yếu quyết quan trọng như: Triền Ty, Kình, Khí... (cần lưu ý các khái niệm và cách phân biệt, ứng dụng các loại Triền Ty, các loại Kình...).

Wednesday, May 22, 2013

GIỚI THIỆU VỀ TRIỀN TY CÔNG

Động tác của Trần thức Thái cực quyền (còn gọi là Thái cực quyền họ Trần), trái xoay sang phải, xoắn ốc trên dưới, dùng danh từ “Triền ti” này để hình dung hình thức động lực của Trần thức Thái cực cuyền. Phương pháp “Triền ti” gọi là “Triền ti pháp”, dùng phương pháp “Triền ti” để luyện kình gọi là luyện kình “Triền ti”, chúng ta dùng phương pháp này để luyện công gọi là “Triền ti công”. Triền ti công chia hai đoạn:
  ĐOẠN 1 :   Đan điền dùng thuận hướng trục giữa, xoay tròn trái phải Đan điền, Xoay tròn Đan điền ảnh hưởng đến cái “hư”.  “Triền ti” của hư cảm, xoay tròn Đan điền ảnh hưởng đến vai - khuỷu tay: triền ti vai - khuỷu tay; xoay tròn Đan điền ảnh hưởng đến hông - gối - mắt cá: triền ti hông - gối - mắt cá.  Dùng Đan điền làm trọng tâm, vận động toàn thân, xuyên thông các khớp, đó chính là quy luật vận động của đoạn 1 xoay tròn trái phải Đan điền. Xoay tròn trái phải Đan điền ảnh hưởng đến tay, ngón cái dẫn gối xoay ra ngoài, ngón út dẫn gối xoay vào trong. Khi ngón cái xoay ra ngoài, khí từ Đan điền thông qua lưng đến ở ngón tay, ngón tay sẽ cảm thấy nóng và căng. Khí từ sau lưng đến vai không thể dừng lại, lấp tức đến, khi đến không thể dừng lại ở tay.   Xuyên thông từng khớp, dừng lại ở vùng vai, gọi là “đỉnh”, dừng lại ở vùng tay, gọi là “đỉnh”.  Khí đến tay xong xoay vào trong, ngón út xoay vào trong, phương hướng của khí từ tay đến Đan điền, biến hóa âm dương, giống như Thái cực đồ đang xoay tròn, mặt đen chuyển đến mặt trắng, mặt trắng lại chuyển đến mặt đen, gọi là âm cực sinh dương, dương cực sinh âm, khí đến ngón tay gọi là “dương chỉ”.  Tiếp tục đi thì đến trong Đan điền, gọi là “đỉnh”, không thể đi nữa. Chuyển hóa từ ngón tay đến hướng Đan điền, gọi là “dương cực sinh âm”, khí đến Đan điền không thể đi nữa. Đi nữa sản sinh hiện tượng đi.  Như vậy, từ Đan điền thông qua trọng lực đến ngón tay, ấy gọi là “âm cực sinh dương”, âm cực sinh dương dương cực sinh âm biến hóa không ngừng, đó chính là quy luật vận động chính của đoạn 1, xoay quanh trái phải Đan điền là chính.  
 ĐOẠN 2:  Trục giữa hướng ngang trong Đan điền, xoay tròn trước sau hình thành nên phép vận dụng gập ngực eo. Phép vận dụng gập ngực eo, sau khi phép vận dụng gập ngực eo, từng khớp xương chuyển động. Sauk hi chuyển động như vậy, khí đến ngón tay. Khi chuyển động theo hướng ngược, khí trầm ở Đan điền, vậy có một số phối hợp, mở ngực, gập ngực eo, phối hợp một tí.  Quy luật vận động của đoạn 1.  Đoạn 2 là dùng vận hóa gập ngực eo là chính, Đan điền dùng trục giữa hướng ngang là chính, xoay tròn trước sau là chính, nhưng đa phần động tác đều là quy luật vận động hai đoạn khác nhau phối hợp với nhau, ví như nói “vàng cứng giã cối”. Quy luật vận động của đoạn 2 chuyển tiếp ở đoạn 1, xoay tròn, rồi chuyển tiếp, ấy chính là đoạn 2. Vận hóa gập ngực eo, chuyển đến sau đóp tiếp tục đi, đó là quy luật vận động của đoạn 1. Quy luật vận động hai đoạn khác nhau đều có thể quy nạp thành một loại, đều lấy Đan điền làm trọng tâm, vận động toàn thân, xuyên thông các khớp.   Đó gọi là “vạn pháp quy nhất”. Thái cực quyền thiên biến vạn hóa, nhưng nó vốn có một quy luật. Tóm lại, chúng ta học Thái cực quyền trước hết phải nắm lấy yếu điểm này, mới có thể phát được. Nếu không biết nắm lấy yếu điểm này, mà chỉ mô phỏng ở động tác ngoại hình, thì dù học rất nhiều, cũng không hiểu được cái căn bản, tác dụng đem lại không nhiều. Nếu nắm được yếu điểm ấy, vận dụng phương pháp ấy vào trong bài tập, bạn thật sự nắm được phương pháp ấy thì có thể phát huy ngàn vạn biến hóa. Dùng phương pháp ấy để học Thái cực quyền, thì sẽ đem lại tác dụng gấp bội.  
 BÀI TẬP 1: GIẢNG GIẢI ĐỘNG TÁC     
 Trạm trang   
  Đứng hai chân mở rộng bằng vai, hai gối chùn xuống, trọng tâm nằm giữa hai đùi, hai tay nâng bằng vai, khuỷu tay hạ xuống, long bàn tay đối nhau, hai mắt nhép nhẹ, đùi và mình thành một góc 90o, vẫn là vô cực, cho nên gọi là “vô cực trang công”. Phương pháp luyện tập “trạm trang” rất nhiều, phải tiến hành từng bước từ nông đến sâu, thực hiện trang pháp sơ cấp, chỉ cần đứng buông lỏng, khiến bản thân buông lỏng từ trên xuống dưới, dung ý niệm để suy nghĩ, các khớp và cơ vùng cổ - vùng vai – vùng ngực - vùng eo – vùng đùi, vùng chân đều buông lỏng, sau đó tập trung ý niệm ở Đan điền. Gọi là “khí công”, tức là dùng ý niệm để tưởng tượng buông lỏng hình thể. Phải thật sự buông lỏng rồi, một thời gian bạn sẽ có cảm giác. Mục đích làm vậy là để đạt đến điều chỉnh hô hấp, thư giãn thần kinh, điều chỉnh thân pháp và quan hệ trong ngoài, cũng chính là quan hệ ý niệm chi phối hình thể, đồng thời khiến nó vững chắc. “Trạm trang” trông tợ như ngoại hình bất động, thực ra ý niệm không ngừng suy nghĩ.  Chúng ta để khí thông qua các khớp chạy khắp từ đầu đến chân, sau đó qua huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân thoát ra ngoài cơ thể, khiến bệnh tật thoát ra ngoài, khiến khí trọc thoát ra ngoài, khí thải thoát ra ngoài. Chúng ta nói khí trầm Đan điền, cũng có thể gọi là khí thông Đan điền. Phương pháp hô hấp là cách hô hấp tự nhiên, khi mới luyện đứng năm phút là được, sau đó tùy theo sự thăng tiến thể chất, mỗi lần 20 – 30 phút là vừa, mỗi ngày luyện hai lần vào sáng sớm và buổi tối. Kiên trì luyện tập thời gian dài nhất định sẽ thu được hiệu quả bất ngờ. Thực ra hàm nghĩa của “trang công” không chỉ nói về “trạm trang”, mà Thái cực quyền cơ thể công cũng là trang công, thao lộ thân thể chính là hoạt thao trang, mỗi loại có tác dụng và công hiệu riêng.   Hai bàn tay úp lên ở rốn, tay phải ở ngoài, ban đầu xoay tròn 24 vòng thuận theo kim đồng hồ, rồi xoay 24 vòng ngược chiều kim đồng hồ, dừng lại ở chỗ Đan điền một lát, sau đó buông lỏng huyệt Đan điền, buông lỏng huyệt Lao cung, khôi phục thế đứng tự nhiên. Thu công xong, xát nóng hai long bàn tay, vuốt từ hai bên tai đến đỉnh đầu rồi xuôi xuống vùng mặt, làm đi làm lại vài lần. Ngoài ra còn làm them các động tác bảo vệ mắt, động tác bảo vệ tai mắt, hoạt động hai chân một lát.  
  BÀI TẬP 2: TRIỀN TI TẢ CHÍNH DIỆN  
  Đứng thẳng người, tay phải chống eo, ngón cái ở sau, trọng tâm dồn về phía chân phải, chân trái bước ra phía trái một bước rộng, tay trái đưa ở trước bụng, lòng bàn tay hướng lên trên, tay trái đưa lên phía trên bên phải, đảo vòng cung ở trước ngực phải, sau đó dồn trọng tâm về phía chân trái, cánh tay trái xoay ra ngoài phía trái, vạch vòng cung ở phía trước bên trái, rộng ngang với vai, dồn trọng tâm về phía chân phải, tay trái xoay vào trong phía dưới bên phải, vạch vòng cung đến trước ngực trái. Luyện tập Thái cực quyền, nếu muốn học nội hàm thực chất của vận động thái cực thì phải nắm bắt quy luật vận động của Thái cực quyền, hiểu được căn nguyên của kình lực nằm ở đâu, trung tiết ở đâu, ngọn ở đâu, đường vận hành đi như thế nào, làm sao xuyên thông được các khớp. Nắm được thứ căn bản có tính nguyên tắc, thì có thể suy một ra ba, thông một thông trăm. Nếu tùy tiện luyện quyền, luyện sai, càng luyện càng sai, thì dù tám hay mười năm cũng luyện chẳng ra gì. Vì vậy chúng ta chỉ cần nắm một động tác, luyện thật thấu đáo, thì từ đó sẽ tìm ra được quy luật vận động của Thái cực quyền. Nắm được quy luật vận động ấy, sẽ giống như làm được một cái khung sườn để tạc tượng. Khi có được cái khung sườn ấy rồi luyện tập, thì khác nào thêm da thịt thêm y phục lên trên khung sườn ấy, “tác phẩm” càng làm càng tinh tế. Tác phẩm làm ra có cái bình thường, có cái ưu tú, cũng có tinh phẩm. Đây phải nói là “tinh phẩm”, rất công phu, rất nhiều người không có lòng nhẫn nại, nên khó lấy được “chân kinh”.    
  BÀI TẬP 3: TRIỀN TI HỮU CHÍNH DIỆN  
  Dồn trọng tâm về chân phải, tay phải đưa sang trái vạch vòng cung ở trước ngực trái, cánh tay phải xoay ra ngoài bên phải, vạch vòng cung ở phía trước bên phải, rộng ngang với vai. Chú ý: động tác Thái cực quyền chẳng qua là một khai một hợp mà thôi. Lúc này là hợp kình, ngón út dẫn kình lý hợp, khí trầm Đan điền. Lúc này xuyên chưởng, ngón giữa dẫn kình. Lúc này xoay - gập – âm dương chuyển hoán. Lúc này là khai, ngón cái dẫn kình. Chú ý: lực ở khuỷu tay, ở cổ tay, làm như vậy có thể tránh đỡ vai, đạt đến trình độ buông lỏng chất lượng cao. Bậc công phu thứ nhất của Thái cực quyền chính là phải đạt đến buông lỏng, phải để toàn thân buông lỏng. Chỉ có buông lỏng chất lượng cao mới có thể đả thông kinh lạc, khớp xương, trừ khử cương kình, trọc kình ở cơ thể. Chỗ then chốt  yếu hại của cơ thể có bốn điểm: tức hai vai và hai hông, chỉ cần bốn điểm này buông lỏng thì vấn đề chất lượng được giải quyết, các vấn đề khác từ đó cũng được giải quyết. Tiến hành luyện tập nhiều lần như vậy, phải tinh tâm thể hội, dùi mài kỹ lưỡng, dưới sự chỉ dẫn của thầy, mỗi động tác luyện 30 – 40 lần, kiên trì một năm ắt có hiệu quả. Một khi bạn thật sự hiểu được chỗ áo diệu ở trong đó, thì bạn sẽ cảm thấy thông suốt, tuyệt vời!  
  BÀI TẬP 4: TẢ HỮU HOÀNH KHAI BỘ  
  Đứng ở tư thế dự bị, tay trái chống eo, tay phải đưa ngang ra một bên, lòng bàn tay hướng xiên ra ngoài, đầu ngón tay hướng xiên lên trên, trọng tâm khống chế ở chân trái, người hơi chùn xuống, chân phải nhấc lên, rồi dùng mặt trong gót chân nhè nhẹ tiếp đất theo hướng ngang, dồn trọng tâm về bên phải, đồng thời đưa tay phải lên, hướng sang phải từ thuận triền biến nghịch triền, chân trái dịch sang phải nửa bước. Động tác “tả hoành khai bộ” (bước ngang sang trái) và “hữu hoành khai bộ” (bước ngang sang phải) như nhau, phương hướng ngược nhau. Hoành khai bộ là ở trên nền tảng của “vân thủ” (chiêu thức như mây), trong vận động giữ quy luật vận động động tác bất biến, bất biến chân nhất động, vốn dĩ tư thế nắm tay đều biến rồi, vẫn phải giữ nguyên trạng thái của thế quyền, ấy gọi là dạng tĩnh trong động. Mong mọi người hiểu kỹ.  
  BÀI TẬP 5: TRIỀN TI HAI TAY PHÍA PHẢI  
  Bắt đầu đứng thẳng người, trước hết đặt chân phải ra phía ngoài 70 – 80o, cùng thân hình xoay sang phải đồng thời hoàn thành, theo đó dồn trọng tâm về bên phải, gập gối hạ người xuống, nâng chân trái bước sang phía trước bên trái một bước rộng, đồng thời hai tay “loát” sang bên phải, lòng bàn tay hướng lui phía sau bên phải, dời trọng tâm đến chân trái thành cung bộ, đồng thời tay trái xoay ra ngoài tay phải xoay vào trong, từ phía sau bên phải hướng đến phía trước bên trái, vận đến trước bụng trái, lòng bàn tay hướng phía dưới bên trái, rồi tay trái xoay vào trong, tay phải xoay ra ngoài, từ phía dưới bên trái hướng lên phía trên bên trái, vạch vòng cung “bằng” ở phía trên vai trái, dồn trọng tâm đến chân phải thành cung bộ, đồng thời hai tay từ phía trước vai trái vạch vòng cung “bằng” ở trên đến trước vai phải, rồi tay trái xoay ra ngoài, tay phải xoay vào trong vạch vòng cung hướng xuống dưới, thành động tác tư thế dư bị, hai tay trước sau “loát” thuận triền, hai chân phía trái thành cung bộ, tiếp đó thuận triền theo thứ tự từ ngọn đến vùng giữa đến vùng gót , tức là trước hết đưa khí hợp ở tay trái – khuỷu trái– vai trái đến eo bên trái rồi đến trước bụng, lúc này khí đã nhập Đan điền. Động tác này dùng “yêu kình” tác động đến hai chân, chân trái đạp đất, khiến cho “kình” chuyển đến đùi – eo – khuỷu – tay, dời trọng tâm sang phải, thân chuyển sang phải. Những cử động này, eo là nơi có tác dụng chủ tể. Thế này là “hợp” - là “súc”, ý là “hợp kinh súc thế”. Tiếp đó tay trái đưa sang phải lật bàn tay lên trên, đồng thời chú ý eo trở xuống phải hạ trầm, giữ người bình ổn. Sau đó chân đạp đất, khiến cho “kình” chuyển đến đùi – eo, rồi chuyển đến khuỷu – tay, đồng thời xoạc chân mở tròn háng. Thế này là “khai”, ý là “mở”. Trong khai có hợp, trong hợp có khai, nằm ở giữa sắp mở chưa mở, đó chính là “cái gốc ở chân” nói trong quyền luận, phát ở chân, chủ tể ở eo, hình ở tay, từ bàn chân đến đùi, đến eo, vốn nên một khí chỉnh thể.  
  BÀI TẬP 6: TRIỀN TI HAI TAY PHÍA TRÁI  
  Bắt đầu đứng thẳng người, trước hết đặt chân phải ra phía ngoài 70 – 80o, cùng thân hình xoay sang phải đồng thời hoàn thành, theo đó dồn trọng tâm về bên phải, gập gối hạ người xuống, nâng chân trái bước sang phía trước bên trái một bước rộng, đồng thời hai tay “loát” sang bên phải, lòng bàn tay hướng lui phía sau bên phải, dời trọng tâm đến chân trái thành cung bộ, đồng thời tay phải xoay ra ngoài tay trái xoay vào trong, từ phía sau bên trái hướng đến phía trước bên phải, vận đến trước bụng phải, lòng bàn tay hướng phía dưới bên phải, rồi tay phải xoay vào trong, tay trái xoay ra ngoài, từ phía dưới bên phải hướng lên phía trên bên phải, vạch vòng cung “bằng” ở phía trên vai phải, dồn trọng tâm đến chân trái thành tả cung bộ, đồng thời hai tay từ phía trước vai phải vạch vòng cung “bằng” ở trên đến trước vai trái, rồi tay phải xoay ra ngoài, tay trái xoay vào trong vạch vòng cung hướng xuống dưới, thành động tác tư thế dư bị.   
  BÀI TẬP 7: TẤN BỘ TRƯỚC TRÁI   
  Bắt đầu từ thế dự bị, người hơi quay sang trái, giữ bằng hai chân, thả lỏng hông, gập gối hơi hạ người xuống, lòng bàn tay trái hơi hướng xuống dưới, đầu ngón tay hướng về trước; lòng bàn tay phải hướng xiên vào trong, đầu ngón tay hướng xiên xuống dưới, tay trái thuận triền, tay phải nghịch triền, “bằng” từ dưới lên trên, từ trái sang phải, lòng bàn tay trái hướng xiên lên trên, đầu ngón tay xiên về phía trước; lòng bàn tay phải hướng xiên ra sau, đầu ngón tay xiên lên trên, đồng thời chân trái hướng sang phía trước bên trái, dùng gót chân xát đất bước lên trước, dồn trọng tâm đến chân trái, ngực hơi xoay sang phía sau bên phải, tay trái từ thuận triền biến nghịch triền, tay phải từ nghịch triền biến thuận triền, eo quay sang trái theo, hay bàn tay tiếp tục vạch vòng cung sang trái. Khi dồn trọng tâm đến chân trái, gót chân phải bước lên một bước, đặt ở bên chân trái. Triền ti tấn bộ dùng phép luyện tập hai tay, phải chú ý yêu cầu thân pháp trên hư dưới thực, hư không toàn hư, thực không toàn thực, ở trên tay vạch vòng cung bằng kình bên trên không mất, hư thực có độ; ở dưới chân bước như mèo đi, hai đùi như cổ thụ vững chãi, eo háng chuyển động, trên dưới tương tùy.   
  BÀI TẬP 8: TẤN BỘ TRƯỚC PHẢI  
  Trọng tâm ở chân trái, bước chân phải lên trước, đồng thời hai tay từ dưới lên trên trái nghịch phải thuận hướng phía trên trước vạch vòng cung “loát” ra phía sau; trọng tâm dời sang phải theo tả bộ, hai tay hướng phía trước trái thuận phải nghịch “bằng” về phía trước.  
  BÀI TẬP 9: THỐI BỘ SAU TRÁI PHẢI  
  Đứng hai chân song song, mắt nhìn về phía trước, tay trái hợp ở giữa eo phải, lòng bàn tay trái đẩy ra phía trước, hạ khuỷu thả lỏng vai, dồn trọng tâm đến chân phải, nhấc chân trái, mũi chân tiếp đất, hướng vào trong vạch vòng cung lùi ra sau, đồng thời tay trái nghịch triền hướng xuống dưới, chân vạch vòng cung chân trái “loát” ra sau, tay phải từ phía sau lật đẩy lên phía trước. Dời trọng tâm đến chân trái, nhấc chân phải, mũi chân chấm đất, hướng vào mặt trong vạch vòng cung lùi phía sau, đồng thời tay trái nghịch triền hướng xuống dưới, chân vạch vòng cung chân phải  “loát” ra sau, tay trái từ sau lật đẩy lên trước. Khi đảo bộ chú ý: thần quán chú, hư lonh đỉnh kình, khí trầm Đan điền, dùng eo – đùi – chân dưới di chuyển thân hình, trong thối có tấn, trong phòng thủ có tấn công.  
  BÀI TẬP 10: TRIỀN TI XUYÊN CHƯỞNG PHẢI    
  Dời trọng tâm đến chân trái, thành tả cung bộ, đồng thời tay phải xoay vào trong, từ phía trên bên phải xuống phía dưới, xuyên chưởng hướng trên bên trái, vạch vòng cung ở trước ngực, đầu ngón tay hướng lên phía trên bên trái, dời trọng tâm đến chân phải, thành hữu cung bộ, đồng thời tay phải xoay ra ngoài, vạch vòng cung ở trước ngực hướng lên phía trên bên phải, đến phía trên gối phải, cao ngang với vai, thành tư thế động tác dư bị. Tay phải triền ti xuyên chưởng. Chú ý các động tác, động thái đều phải thực tại, làm văn chương trên chất lượng thả lỏng, thông thấu tạng phủ, khớp xương, cơ bắp, tất cả mở ra, các khớp xuyên thông. Luận thuyết quyền, khớp xương phải lỏng, da lông phải công, nhất là khi làm động tác này, phải đặc biệt chú ý trên hư dưới thực, eo trở lên bốn phần hướng lên, eo trở xuống sáu phần hướng xuống, phải có cảm giác “đối lạp bạt trưởng” (ở eo trở lên có cảm giác đi lên, ở eo trở xuống có cảm giác đi xuống, giống như kéo từ hai phía trên dưới). Vì vậy, động tác này “xuyên chưởng” là “kình” đi lên, cho nên lúc này cần phải có một “kình” đi xuống, ấy gọi là “có trên phải có dưới”. Lúc này hạ bàn vững chắc, thả lỏng hông, ngồi vòng háng tròn vững chãi, chú ý năm ngón chân bám đất, hai bên lòng bàn chân vểnh lên, vểnh lên gọi là “hát phong cước” (bàn chân uống gió). Công phu như thế nào phải xem cước lực có vững chắc hay không.  
  BÀI TẬP 11: TRIỀN TI XUYÊN CHƯỞNG TRÁI  
  Dời trọng tâm đến chân phải, thành hữu cung bộ, đồng thời tay trái xoay vào trong, từ phía trên bên trái xuống phía dưới, xuyên chưởng hướng trên bên trái, vạch vòng cung ở trước ngực, dời trọng tâm đến chân trái, thành tả cung bộ, đồng thời tay trái xoay ra ngoài, vạch vòng cung từ trước ngực hướng lên phía trên bên trái, đến phía trên gối trái, cao ngang với vai, thành tư thế động tác dư bị. Triền ti xuyên chưởng và “đơn vân thủ” là một đạo lý, cùng xuyên chưởng làm chính, dùng eo làm chủ tể tác động các bộ vị, vận động xuyên thông các khớp. Người hơi quay bên trái, đầu ngón tay phải dẫn “kình” hồi vãn. Người quay sang phải, chân trái đạp đất, khiến “kình” truyền đến ở eo – đùi – khuỷu – tay. Dồn trọng tâm sang phải, tay trái lật ra ngoài đưa lên trên, sau đó chân phải đạp đất. “Kình” khởi ở gót chân, phát ở đùi, chủ tể ở eo, hình ở tay. 
  BÀI TẬP 12: TRIỀN TI MẶT PHẢI  
  Tay trái chống eo, ngón cái ở sau, chân phải bước tới trước một bước rộng, trọng tâm ở bên phải, tay phải đưa tới phía trước bên phải người, đầu ngón tay hướng về trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài, người hơi quay ra phía sau bên phải, tay phải vạch vòng cung về phía sau bên phải, lòng bàn tay xiên ra ngoài, người hơi quay về trái, dồn trọng tâm đến chân phải, tay phải vạch vòng cung về phía trước trên, trổ về vị trí cũ thành động tác dự bị. Triền ti mặt tay phải cũng giống như biến hóa của triền ti thuận nghịch, là biểu hiện nhịp nhàng thống nhất giữa “nội kình” và “ngoại hình”. Cảm giác dùng “nội kình” tác động “ngoại hình”, đồng thời yêu cầu phải sâu hơn một bước. Khi thuận triền hít khí vào, nội khí hội tụ ở Đan điền. Khi hít khí vào nghịch triền, từ trong ra ngoài “kình” khởi ở gót chân, xuyên thông các khớp, từ trên xuống dưới, hình ở tay, hình ở ngoài, trong ngoài nhịp nhàng, vốn theo nguyên tắc trong không động, ngoài không phát, eo không động, tay không phát, tục gọi là động cơ eo háng gối.   
  BÀI TẬP 13: TRIỀN TI MẶT TRÁI   
  Người hơi quay sang phía sau bên trái, tay trái vạch vòng cung ra phía sau, lòng bàn tay xiên ra ngoài, người hơi quay sang phải, dồn trọng tâm đến chân phải, tay trái vạch vòng cung về phía trên trước, trở lại tư thế ban đầu thành động tác dự bị. Người hơi quay sang trái, mặt ngón út tay trái dẫn “kình” nghịch triền, mở ra phía sau ngoài, sau đó từ nghịch triền biến thuận triền, chân trái đạp đất, dồn trọng tâm về phải, chân phải đạp đất, dồn trọng tâm về trái, thả lỏng hông trái hạ trầm.  
  BÀI TẬP 14:  TIỂU TRIỀN TI CHÍNH CHUYỂN TAY TRÁI  
  Người đứng ở tư thế tư nhiên, chân trái bước sang trái nửa bước khoảng 50cm, đầu ngón tay trái từ dưới đưa ra sau, co khuỷu nâng lên theo hình cung, trọng tâm hơi dồn sang trái, đầu ngón tay trái đưa từ trên xuống, lật cổ tay từ sau ra trước, trọng tâm hơi dồn sang phải. Động tác của “tiểu triền ti”  vẫn phải dùng eo dẫn cánh tay chuyển động, “nội kình” tác động ngoại hình.  
  BÀI TẬP 15: TIỂU TRIỀN TI CHÍNH CHUYỂN TAY PHẢI  
  Đầu ngón tay phải đưa từ dưới lên trên, co khuỷu nâng lên theo hình cung. Đầu ngón tay phải đưa từ trên xuống dưới, lật cổ tay từ sau ra trước, trọng tâm hơi dồn sang trái.  
  BÀI TẬP 16: TIỂU TRIỀN TI NGHỊCH CHUYỂN TAY TRÁI  
  Người đứng ở tư thế tự nhiên, hai chân đứng cách nhau khoảng 50cm, đầu ngón tay trái đưa từ dưới ra sau, co khuỷu nâng lên theo hình cung, đầu ngón tay trái đưa từ trên xuống dưới, lật cổ tay từ trước ra sau, trọng tâm hơi dồn sang trái.  
  BÀI TẬP 17: TIỂU TRIỀN TI NGHỊCH CHUYỂN TAY PHẢI  
  Tay phải co khuỷu nâng lên theo hình cung, rồi lật cổ tay từ trước ra sau, mu bàn tay áp sườn xoay nửa vòng, trọng tâm dồn sang trái dùng nghịch triền, dùng phần gốc lòng bàn tay áp sườn xoay nửa vòng, trọng tâm dồn sang phải dùng thuận triền.  
  BÀI TẬP 18: TIỂU TRIỀN TI CHÍNH PHẢN HAI TAY  
  Hai tay áp ở trước hông, hai tay ở trái phải, cùng xoay lật một vòng. Tiểu triền ti hai tay phải chú ý vận hóa ngực eo, trên dưới gập lại, giữ háng tròn, thả lỏng hông, trọng tâm dồn xuống dưới.  
  BÀI TẬP 19:  TRIỀN TI VÙNG CHÂN TRÁI 
  “Độc lập bộ” (đứng một chân) rèn luyện khả năng thăng bằng của cơ thể và sức mạnh vùng chân, dùng hông dẫn chân, chân trái xoay thuận 40 vòng, xoay nghịch 40 vòng.  
  BÀI TẬP 20: TRIỀN TI VÙNG CHÂN PHẢI  
  “Độc lập bộ” rèn luyện khả năng thăng bằng của cơ thể và sức mạnh vùng chân, dùng hông dẫn chân, chân phải xoay thuận 40 vòng, xoay nghịch 40 vòng.  Lưu ý: Bài này bóc từ clip hướng dẫn tập Triền ti công của Vs Trần tiểu Vượng nên văn phong không được trôi chảy.        

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta) Thiền sư Mahasi Sayadaw Phạm Kim Khánh dịch Mục lục Lời Tựa Lời nói đầu I- Thân P...