Wednesday, May 22, 2013

GIỚI THIỆU VỀ TRIỀN TY CÔNG

Động tác của Trần thức Thái cực quyền (còn gọi là Thái cực quyền họ Trần), trái xoay sang phải, xoắn ốc trên dưới, dùng danh từ “Triền ti” này để hình dung hình thức động lực của Trần thức Thái cực cuyền. Phương pháp “Triền ti” gọi là “Triền ti pháp”, dùng phương pháp “Triền ti” để luyện kình gọi là luyện kình “Triền ti”, chúng ta dùng phương pháp này để luyện công gọi là “Triền ti công”. Triền ti công chia hai đoạn:
  ĐOẠN 1 :   Đan điền dùng thuận hướng trục giữa, xoay tròn trái phải Đan điền, Xoay tròn Đan điền ảnh hưởng đến cái “hư”.  “Triền ti” của hư cảm, xoay tròn Đan điền ảnh hưởng đến vai - khuỷu tay: triền ti vai - khuỷu tay; xoay tròn Đan điền ảnh hưởng đến hông - gối - mắt cá: triền ti hông - gối - mắt cá.  Dùng Đan điền làm trọng tâm, vận động toàn thân, xuyên thông các khớp, đó chính là quy luật vận động của đoạn 1 xoay tròn trái phải Đan điền. Xoay tròn trái phải Đan điền ảnh hưởng đến tay, ngón cái dẫn gối xoay ra ngoài, ngón út dẫn gối xoay vào trong. Khi ngón cái xoay ra ngoài, khí từ Đan điền thông qua lưng đến ở ngón tay, ngón tay sẽ cảm thấy nóng và căng. Khí từ sau lưng đến vai không thể dừng lại, lấp tức đến, khi đến không thể dừng lại ở tay.   Xuyên thông từng khớp, dừng lại ở vùng vai, gọi là “đỉnh”, dừng lại ở vùng tay, gọi là “đỉnh”.  Khí đến tay xong xoay vào trong, ngón út xoay vào trong, phương hướng của khí từ tay đến Đan điền, biến hóa âm dương, giống như Thái cực đồ đang xoay tròn, mặt đen chuyển đến mặt trắng, mặt trắng lại chuyển đến mặt đen, gọi là âm cực sinh dương, dương cực sinh âm, khí đến ngón tay gọi là “dương chỉ”.  Tiếp tục đi thì đến trong Đan điền, gọi là “đỉnh”, không thể đi nữa. Chuyển hóa từ ngón tay đến hướng Đan điền, gọi là “dương cực sinh âm”, khí đến Đan điền không thể đi nữa. Đi nữa sản sinh hiện tượng đi.  Như vậy, từ Đan điền thông qua trọng lực đến ngón tay, ấy gọi là “âm cực sinh dương”, âm cực sinh dương dương cực sinh âm biến hóa không ngừng, đó chính là quy luật vận động chính của đoạn 1, xoay quanh trái phải Đan điền là chính.  
 ĐOẠN 2:  Trục giữa hướng ngang trong Đan điền, xoay tròn trước sau hình thành nên phép vận dụng gập ngực eo. Phép vận dụng gập ngực eo, sau khi phép vận dụng gập ngực eo, từng khớp xương chuyển động. Sauk hi chuyển động như vậy, khí đến ngón tay. Khi chuyển động theo hướng ngược, khí trầm ở Đan điền, vậy có một số phối hợp, mở ngực, gập ngực eo, phối hợp một tí.  Quy luật vận động của đoạn 1.  Đoạn 2 là dùng vận hóa gập ngực eo là chính, Đan điền dùng trục giữa hướng ngang là chính, xoay tròn trước sau là chính, nhưng đa phần động tác đều là quy luật vận động hai đoạn khác nhau phối hợp với nhau, ví như nói “vàng cứng giã cối”. Quy luật vận động của đoạn 2 chuyển tiếp ở đoạn 1, xoay tròn, rồi chuyển tiếp, ấy chính là đoạn 2. Vận hóa gập ngực eo, chuyển đến sau đóp tiếp tục đi, đó là quy luật vận động của đoạn 1. Quy luật vận động hai đoạn khác nhau đều có thể quy nạp thành một loại, đều lấy Đan điền làm trọng tâm, vận động toàn thân, xuyên thông các khớp.   Đó gọi là “vạn pháp quy nhất”. Thái cực quyền thiên biến vạn hóa, nhưng nó vốn có một quy luật. Tóm lại, chúng ta học Thái cực quyền trước hết phải nắm lấy yếu điểm này, mới có thể phát được. Nếu không biết nắm lấy yếu điểm này, mà chỉ mô phỏng ở động tác ngoại hình, thì dù học rất nhiều, cũng không hiểu được cái căn bản, tác dụng đem lại không nhiều. Nếu nắm được yếu điểm ấy, vận dụng phương pháp ấy vào trong bài tập, bạn thật sự nắm được phương pháp ấy thì có thể phát huy ngàn vạn biến hóa. Dùng phương pháp ấy để học Thái cực quyền, thì sẽ đem lại tác dụng gấp bội.  
 BÀI TẬP 1: GIẢNG GIẢI ĐỘNG TÁC     
 Trạm trang   
  Đứng hai chân mở rộng bằng vai, hai gối chùn xuống, trọng tâm nằm giữa hai đùi, hai tay nâng bằng vai, khuỷu tay hạ xuống, long bàn tay đối nhau, hai mắt nhép nhẹ, đùi và mình thành một góc 90o, vẫn là vô cực, cho nên gọi là “vô cực trang công”. Phương pháp luyện tập “trạm trang” rất nhiều, phải tiến hành từng bước từ nông đến sâu, thực hiện trang pháp sơ cấp, chỉ cần đứng buông lỏng, khiến bản thân buông lỏng từ trên xuống dưới, dung ý niệm để suy nghĩ, các khớp và cơ vùng cổ - vùng vai – vùng ngực - vùng eo – vùng đùi, vùng chân đều buông lỏng, sau đó tập trung ý niệm ở Đan điền. Gọi là “khí công”, tức là dùng ý niệm để tưởng tượng buông lỏng hình thể. Phải thật sự buông lỏng rồi, một thời gian bạn sẽ có cảm giác. Mục đích làm vậy là để đạt đến điều chỉnh hô hấp, thư giãn thần kinh, điều chỉnh thân pháp và quan hệ trong ngoài, cũng chính là quan hệ ý niệm chi phối hình thể, đồng thời khiến nó vững chắc. “Trạm trang” trông tợ như ngoại hình bất động, thực ra ý niệm không ngừng suy nghĩ.  Chúng ta để khí thông qua các khớp chạy khắp từ đầu đến chân, sau đó qua huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân thoát ra ngoài cơ thể, khiến bệnh tật thoát ra ngoài, khiến khí trọc thoát ra ngoài, khí thải thoát ra ngoài. Chúng ta nói khí trầm Đan điền, cũng có thể gọi là khí thông Đan điền. Phương pháp hô hấp là cách hô hấp tự nhiên, khi mới luyện đứng năm phút là được, sau đó tùy theo sự thăng tiến thể chất, mỗi lần 20 – 30 phút là vừa, mỗi ngày luyện hai lần vào sáng sớm và buổi tối. Kiên trì luyện tập thời gian dài nhất định sẽ thu được hiệu quả bất ngờ. Thực ra hàm nghĩa của “trang công” không chỉ nói về “trạm trang”, mà Thái cực quyền cơ thể công cũng là trang công, thao lộ thân thể chính là hoạt thao trang, mỗi loại có tác dụng và công hiệu riêng.   Hai bàn tay úp lên ở rốn, tay phải ở ngoài, ban đầu xoay tròn 24 vòng thuận theo kim đồng hồ, rồi xoay 24 vòng ngược chiều kim đồng hồ, dừng lại ở chỗ Đan điền một lát, sau đó buông lỏng huyệt Đan điền, buông lỏng huyệt Lao cung, khôi phục thế đứng tự nhiên. Thu công xong, xát nóng hai long bàn tay, vuốt từ hai bên tai đến đỉnh đầu rồi xuôi xuống vùng mặt, làm đi làm lại vài lần. Ngoài ra còn làm them các động tác bảo vệ mắt, động tác bảo vệ tai mắt, hoạt động hai chân một lát.  
  BÀI TẬP 2: TRIỀN TI TẢ CHÍNH DIỆN  
  Đứng thẳng người, tay phải chống eo, ngón cái ở sau, trọng tâm dồn về phía chân phải, chân trái bước ra phía trái một bước rộng, tay trái đưa ở trước bụng, lòng bàn tay hướng lên trên, tay trái đưa lên phía trên bên phải, đảo vòng cung ở trước ngực phải, sau đó dồn trọng tâm về phía chân trái, cánh tay trái xoay ra ngoài phía trái, vạch vòng cung ở phía trước bên trái, rộng ngang với vai, dồn trọng tâm về phía chân phải, tay trái xoay vào trong phía dưới bên phải, vạch vòng cung đến trước ngực trái. Luyện tập Thái cực quyền, nếu muốn học nội hàm thực chất của vận động thái cực thì phải nắm bắt quy luật vận động của Thái cực quyền, hiểu được căn nguyên của kình lực nằm ở đâu, trung tiết ở đâu, ngọn ở đâu, đường vận hành đi như thế nào, làm sao xuyên thông được các khớp. Nắm được thứ căn bản có tính nguyên tắc, thì có thể suy một ra ba, thông một thông trăm. Nếu tùy tiện luyện quyền, luyện sai, càng luyện càng sai, thì dù tám hay mười năm cũng luyện chẳng ra gì. Vì vậy chúng ta chỉ cần nắm một động tác, luyện thật thấu đáo, thì từ đó sẽ tìm ra được quy luật vận động của Thái cực quyền. Nắm được quy luật vận động ấy, sẽ giống như làm được một cái khung sườn để tạc tượng. Khi có được cái khung sườn ấy rồi luyện tập, thì khác nào thêm da thịt thêm y phục lên trên khung sườn ấy, “tác phẩm” càng làm càng tinh tế. Tác phẩm làm ra có cái bình thường, có cái ưu tú, cũng có tinh phẩm. Đây phải nói là “tinh phẩm”, rất công phu, rất nhiều người không có lòng nhẫn nại, nên khó lấy được “chân kinh”.    
  BÀI TẬP 3: TRIỀN TI HỮU CHÍNH DIỆN  
  Dồn trọng tâm về chân phải, tay phải đưa sang trái vạch vòng cung ở trước ngực trái, cánh tay phải xoay ra ngoài bên phải, vạch vòng cung ở phía trước bên phải, rộng ngang với vai. Chú ý: động tác Thái cực quyền chẳng qua là một khai một hợp mà thôi. Lúc này là hợp kình, ngón út dẫn kình lý hợp, khí trầm Đan điền. Lúc này xuyên chưởng, ngón giữa dẫn kình. Lúc này xoay - gập – âm dương chuyển hoán. Lúc này là khai, ngón cái dẫn kình. Chú ý: lực ở khuỷu tay, ở cổ tay, làm như vậy có thể tránh đỡ vai, đạt đến trình độ buông lỏng chất lượng cao. Bậc công phu thứ nhất của Thái cực quyền chính là phải đạt đến buông lỏng, phải để toàn thân buông lỏng. Chỉ có buông lỏng chất lượng cao mới có thể đả thông kinh lạc, khớp xương, trừ khử cương kình, trọc kình ở cơ thể. Chỗ then chốt  yếu hại của cơ thể có bốn điểm: tức hai vai và hai hông, chỉ cần bốn điểm này buông lỏng thì vấn đề chất lượng được giải quyết, các vấn đề khác từ đó cũng được giải quyết. Tiến hành luyện tập nhiều lần như vậy, phải tinh tâm thể hội, dùi mài kỹ lưỡng, dưới sự chỉ dẫn của thầy, mỗi động tác luyện 30 – 40 lần, kiên trì một năm ắt có hiệu quả. Một khi bạn thật sự hiểu được chỗ áo diệu ở trong đó, thì bạn sẽ cảm thấy thông suốt, tuyệt vời!  
  BÀI TẬP 4: TẢ HỮU HOÀNH KHAI BỘ  
  Đứng ở tư thế dự bị, tay trái chống eo, tay phải đưa ngang ra một bên, lòng bàn tay hướng xiên ra ngoài, đầu ngón tay hướng xiên lên trên, trọng tâm khống chế ở chân trái, người hơi chùn xuống, chân phải nhấc lên, rồi dùng mặt trong gót chân nhè nhẹ tiếp đất theo hướng ngang, dồn trọng tâm về bên phải, đồng thời đưa tay phải lên, hướng sang phải từ thuận triền biến nghịch triền, chân trái dịch sang phải nửa bước. Động tác “tả hoành khai bộ” (bước ngang sang trái) và “hữu hoành khai bộ” (bước ngang sang phải) như nhau, phương hướng ngược nhau. Hoành khai bộ là ở trên nền tảng của “vân thủ” (chiêu thức như mây), trong vận động giữ quy luật vận động động tác bất biến, bất biến chân nhất động, vốn dĩ tư thế nắm tay đều biến rồi, vẫn phải giữ nguyên trạng thái của thế quyền, ấy gọi là dạng tĩnh trong động. Mong mọi người hiểu kỹ.  
  BÀI TẬP 5: TRIỀN TI HAI TAY PHÍA PHẢI  
  Bắt đầu đứng thẳng người, trước hết đặt chân phải ra phía ngoài 70 – 80o, cùng thân hình xoay sang phải đồng thời hoàn thành, theo đó dồn trọng tâm về bên phải, gập gối hạ người xuống, nâng chân trái bước sang phía trước bên trái một bước rộng, đồng thời hai tay “loát” sang bên phải, lòng bàn tay hướng lui phía sau bên phải, dời trọng tâm đến chân trái thành cung bộ, đồng thời tay trái xoay ra ngoài tay phải xoay vào trong, từ phía sau bên phải hướng đến phía trước bên trái, vận đến trước bụng trái, lòng bàn tay hướng phía dưới bên trái, rồi tay trái xoay vào trong, tay phải xoay ra ngoài, từ phía dưới bên trái hướng lên phía trên bên trái, vạch vòng cung “bằng” ở phía trên vai trái, dồn trọng tâm đến chân phải thành cung bộ, đồng thời hai tay từ phía trước vai trái vạch vòng cung “bằng” ở trên đến trước vai phải, rồi tay trái xoay ra ngoài, tay phải xoay vào trong vạch vòng cung hướng xuống dưới, thành động tác tư thế dư bị, hai tay trước sau “loát” thuận triền, hai chân phía trái thành cung bộ, tiếp đó thuận triền theo thứ tự từ ngọn đến vùng giữa đến vùng gót , tức là trước hết đưa khí hợp ở tay trái – khuỷu trái– vai trái đến eo bên trái rồi đến trước bụng, lúc này khí đã nhập Đan điền. Động tác này dùng “yêu kình” tác động đến hai chân, chân trái đạp đất, khiến cho “kình” chuyển đến đùi – eo – khuỷu – tay, dời trọng tâm sang phải, thân chuyển sang phải. Những cử động này, eo là nơi có tác dụng chủ tể. Thế này là “hợp” - là “súc”, ý là “hợp kinh súc thế”. Tiếp đó tay trái đưa sang phải lật bàn tay lên trên, đồng thời chú ý eo trở xuống phải hạ trầm, giữ người bình ổn. Sau đó chân đạp đất, khiến cho “kình” chuyển đến đùi – eo, rồi chuyển đến khuỷu – tay, đồng thời xoạc chân mở tròn háng. Thế này là “khai”, ý là “mở”. Trong khai có hợp, trong hợp có khai, nằm ở giữa sắp mở chưa mở, đó chính là “cái gốc ở chân” nói trong quyền luận, phát ở chân, chủ tể ở eo, hình ở tay, từ bàn chân đến đùi, đến eo, vốn nên một khí chỉnh thể.  
  BÀI TẬP 6: TRIỀN TI HAI TAY PHÍA TRÁI  
  Bắt đầu đứng thẳng người, trước hết đặt chân phải ra phía ngoài 70 – 80o, cùng thân hình xoay sang phải đồng thời hoàn thành, theo đó dồn trọng tâm về bên phải, gập gối hạ người xuống, nâng chân trái bước sang phía trước bên trái một bước rộng, đồng thời hai tay “loát” sang bên phải, lòng bàn tay hướng lui phía sau bên phải, dời trọng tâm đến chân trái thành cung bộ, đồng thời tay phải xoay ra ngoài tay trái xoay vào trong, từ phía sau bên trái hướng đến phía trước bên phải, vận đến trước bụng phải, lòng bàn tay hướng phía dưới bên phải, rồi tay phải xoay vào trong, tay trái xoay ra ngoài, từ phía dưới bên phải hướng lên phía trên bên phải, vạch vòng cung “bằng” ở phía trên vai phải, dồn trọng tâm đến chân trái thành tả cung bộ, đồng thời hai tay từ phía trước vai phải vạch vòng cung “bằng” ở trên đến trước vai trái, rồi tay phải xoay ra ngoài, tay trái xoay vào trong vạch vòng cung hướng xuống dưới, thành động tác tư thế dư bị.   
  BÀI TẬP 7: TẤN BỘ TRƯỚC TRÁI   
  Bắt đầu từ thế dự bị, người hơi quay sang trái, giữ bằng hai chân, thả lỏng hông, gập gối hơi hạ người xuống, lòng bàn tay trái hơi hướng xuống dưới, đầu ngón tay hướng về trước; lòng bàn tay phải hướng xiên vào trong, đầu ngón tay hướng xiên xuống dưới, tay trái thuận triền, tay phải nghịch triền, “bằng” từ dưới lên trên, từ trái sang phải, lòng bàn tay trái hướng xiên lên trên, đầu ngón tay xiên về phía trước; lòng bàn tay phải hướng xiên ra sau, đầu ngón tay xiên lên trên, đồng thời chân trái hướng sang phía trước bên trái, dùng gót chân xát đất bước lên trước, dồn trọng tâm đến chân trái, ngực hơi xoay sang phía sau bên phải, tay trái từ thuận triền biến nghịch triền, tay phải từ nghịch triền biến thuận triền, eo quay sang trái theo, hay bàn tay tiếp tục vạch vòng cung sang trái. Khi dồn trọng tâm đến chân trái, gót chân phải bước lên một bước, đặt ở bên chân trái. Triền ti tấn bộ dùng phép luyện tập hai tay, phải chú ý yêu cầu thân pháp trên hư dưới thực, hư không toàn hư, thực không toàn thực, ở trên tay vạch vòng cung bằng kình bên trên không mất, hư thực có độ; ở dưới chân bước như mèo đi, hai đùi như cổ thụ vững chãi, eo háng chuyển động, trên dưới tương tùy.   
  BÀI TẬP 8: TẤN BỘ TRƯỚC PHẢI  
  Trọng tâm ở chân trái, bước chân phải lên trước, đồng thời hai tay từ dưới lên trên trái nghịch phải thuận hướng phía trên trước vạch vòng cung “loát” ra phía sau; trọng tâm dời sang phải theo tả bộ, hai tay hướng phía trước trái thuận phải nghịch “bằng” về phía trước.  
  BÀI TẬP 9: THỐI BỘ SAU TRÁI PHẢI  
  Đứng hai chân song song, mắt nhìn về phía trước, tay trái hợp ở giữa eo phải, lòng bàn tay trái đẩy ra phía trước, hạ khuỷu thả lỏng vai, dồn trọng tâm đến chân phải, nhấc chân trái, mũi chân tiếp đất, hướng vào trong vạch vòng cung lùi ra sau, đồng thời tay trái nghịch triền hướng xuống dưới, chân vạch vòng cung chân trái “loát” ra sau, tay phải từ phía sau lật đẩy lên phía trước. Dời trọng tâm đến chân trái, nhấc chân phải, mũi chân chấm đất, hướng vào mặt trong vạch vòng cung lùi phía sau, đồng thời tay trái nghịch triền hướng xuống dưới, chân vạch vòng cung chân phải  “loát” ra sau, tay trái từ sau lật đẩy lên trước. Khi đảo bộ chú ý: thần quán chú, hư lonh đỉnh kình, khí trầm Đan điền, dùng eo – đùi – chân dưới di chuyển thân hình, trong thối có tấn, trong phòng thủ có tấn công.  
  BÀI TẬP 10: TRIỀN TI XUYÊN CHƯỞNG PHẢI    
  Dời trọng tâm đến chân trái, thành tả cung bộ, đồng thời tay phải xoay vào trong, từ phía trên bên phải xuống phía dưới, xuyên chưởng hướng trên bên trái, vạch vòng cung ở trước ngực, đầu ngón tay hướng lên phía trên bên trái, dời trọng tâm đến chân phải, thành hữu cung bộ, đồng thời tay phải xoay ra ngoài, vạch vòng cung ở trước ngực hướng lên phía trên bên phải, đến phía trên gối phải, cao ngang với vai, thành tư thế động tác dư bị. Tay phải triền ti xuyên chưởng. Chú ý các động tác, động thái đều phải thực tại, làm văn chương trên chất lượng thả lỏng, thông thấu tạng phủ, khớp xương, cơ bắp, tất cả mở ra, các khớp xuyên thông. Luận thuyết quyền, khớp xương phải lỏng, da lông phải công, nhất là khi làm động tác này, phải đặc biệt chú ý trên hư dưới thực, eo trở lên bốn phần hướng lên, eo trở xuống sáu phần hướng xuống, phải có cảm giác “đối lạp bạt trưởng” (ở eo trở lên có cảm giác đi lên, ở eo trở xuống có cảm giác đi xuống, giống như kéo từ hai phía trên dưới). Vì vậy, động tác này “xuyên chưởng” là “kình” đi lên, cho nên lúc này cần phải có một “kình” đi xuống, ấy gọi là “có trên phải có dưới”. Lúc này hạ bàn vững chắc, thả lỏng hông, ngồi vòng háng tròn vững chãi, chú ý năm ngón chân bám đất, hai bên lòng bàn chân vểnh lên, vểnh lên gọi là “hát phong cước” (bàn chân uống gió). Công phu như thế nào phải xem cước lực có vững chắc hay không.  
  BÀI TẬP 11: TRIỀN TI XUYÊN CHƯỞNG TRÁI  
  Dời trọng tâm đến chân phải, thành hữu cung bộ, đồng thời tay trái xoay vào trong, từ phía trên bên trái xuống phía dưới, xuyên chưởng hướng trên bên trái, vạch vòng cung ở trước ngực, dời trọng tâm đến chân trái, thành tả cung bộ, đồng thời tay trái xoay ra ngoài, vạch vòng cung từ trước ngực hướng lên phía trên bên trái, đến phía trên gối trái, cao ngang với vai, thành tư thế động tác dư bị. Triền ti xuyên chưởng và “đơn vân thủ” là một đạo lý, cùng xuyên chưởng làm chính, dùng eo làm chủ tể tác động các bộ vị, vận động xuyên thông các khớp. Người hơi quay bên trái, đầu ngón tay phải dẫn “kình” hồi vãn. Người quay sang phải, chân trái đạp đất, khiến “kình” truyền đến ở eo – đùi – khuỷu – tay. Dồn trọng tâm sang phải, tay trái lật ra ngoài đưa lên trên, sau đó chân phải đạp đất. “Kình” khởi ở gót chân, phát ở đùi, chủ tể ở eo, hình ở tay. 
  BÀI TẬP 12: TRIỀN TI MẶT PHẢI  
  Tay trái chống eo, ngón cái ở sau, chân phải bước tới trước một bước rộng, trọng tâm ở bên phải, tay phải đưa tới phía trước bên phải người, đầu ngón tay hướng về trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài, người hơi quay ra phía sau bên phải, tay phải vạch vòng cung về phía sau bên phải, lòng bàn tay xiên ra ngoài, người hơi quay về trái, dồn trọng tâm đến chân phải, tay phải vạch vòng cung về phía trước trên, trổ về vị trí cũ thành động tác dự bị. Triền ti mặt tay phải cũng giống như biến hóa của triền ti thuận nghịch, là biểu hiện nhịp nhàng thống nhất giữa “nội kình” và “ngoại hình”. Cảm giác dùng “nội kình” tác động “ngoại hình”, đồng thời yêu cầu phải sâu hơn một bước. Khi thuận triền hít khí vào, nội khí hội tụ ở Đan điền. Khi hít khí vào nghịch triền, từ trong ra ngoài “kình” khởi ở gót chân, xuyên thông các khớp, từ trên xuống dưới, hình ở tay, hình ở ngoài, trong ngoài nhịp nhàng, vốn theo nguyên tắc trong không động, ngoài không phát, eo không động, tay không phát, tục gọi là động cơ eo háng gối.   
  BÀI TẬP 13: TRIỀN TI MẶT TRÁI   
  Người hơi quay sang phía sau bên trái, tay trái vạch vòng cung ra phía sau, lòng bàn tay xiên ra ngoài, người hơi quay sang phải, dồn trọng tâm đến chân phải, tay trái vạch vòng cung về phía trên trước, trở lại tư thế ban đầu thành động tác dự bị. Người hơi quay sang trái, mặt ngón út tay trái dẫn “kình” nghịch triền, mở ra phía sau ngoài, sau đó từ nghịch triền biến thuận triền, chân trái đạp đất, dồn trọng tâm về phải, chân phải đạp đất, dồn trọng tâm về trái, thả lỏng hông trái hạ trầm.  
  BÀI TẬP 14:  TIỂU TRIỀN TI CHÍNH CHUYỂN TAY TRÁI  
  Người đứng ở tư thế tư nhiên, chân trái bước sang trái nửa bước khoảng 50cm, đầu ngón tay trái từ dưới đưa ra sau, co khuỷu nâng lên theo hình cung, trọng tâm hơi dồn sang trái, đầu ngón tay trái đưa từ trên xuống, lật cổ tay từ sau ra trước, trọng tâm hơi dồn sang phải. Động tác của “tiểu triền ti”  vẫn phải dùng eo dẫn cánh tay chuyển động, “nội kình” tác động ngoại hình.  
  BÀI TẬP 15: TIỂU TRIỀN TI CHÍNH CHUYỂN TAY PHẢI  
  Đầu ngón tay phải đưa từ dưới lên trên, co khuỷu nâng lên theo hình cung. Đầu ngón tay phải đưa từ trên xuống dưới, lật cổ tay từ sau ra trước, trọng tâm hơi dồn sang trái.  
  BÀI TẬP 16: TIỂU TRIỀN TI NGHỊCH CHUYỂN TAY TRÁI  
  Người đứng ở tư thế tự nhiên, hai chân đứng cách nhau khoảng 50cm, đầu ngón tay trái đưa từ dưới ra sau, co khuỷu nâng lên theo hình cung, đầu ngón tay trái đưa từ trên xuống dưới, lật cổ tay từ trước ra sau, trọng tâm hơi dồn sang trái.  
  BÀI TẬP 17: TIỂU TRIỀN TI NGHỊCH CHUYỂN TAY PHẢI  
  Tay phải co khuỷu nâng lên theo hình cung, rồi lật cổ tay từ trước ra sau, mu bàn tay áp sườn xoay nửa vòng, trọng tâm dồn sang trái dùng nghịch triền, dùng phần gốc lòng bàn tay áp sườn xoay nửa vòng, trọng tâm dồn sang phải dùng thuận triền.  
  BÀI TẬP 18: TIỂU TRIỀN TI CHÍNH PHẢN HAI TAY  
  Hai tay áp ở trước hông, hai tay ở trái phải, cùng xoay lật một vòng. Tiểu triền ti hai tay phải chú ý vận hóa ngực eo, trên dưới gập lại, giữ háng tròn, thả lỏng hông, trọng tâm dồn xuống dưới.  
  BÀI TẬP 19:  TRIỀN TI VÙNG CHÂN TRÁI 
  “Độc lập bộ” (đứng một chân) rèn luyện khả năng thăng bằng của cơ thể và sức mạnh vùng chân, dùng hông dẫn chân, chân trái xoay thuận 40 vòng, xoay nghịch 40 vòng.  
  BÀI TẬP 20: TRIỀN TI VÙNG CHÂN PHẢI  
  “Độc lập bộ” rèn luyện khả năng thăng bằng của cơ thể và sức mạnh vùng chân, dùng hông dẫn chân, chân phải xoay thuận 40 vòng, xoay nghịch 40 vòng.  Lưu ý: Bài này bóc từ clip hướng dẫn tập Triền ti công của Vs Trần tiểu Vượng nên văn phong không được trôi chảy.        

No comments:

Post a Comment

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta) Thiền sư Mahasi Sayadaw Phạm Kim Khánh dịch Mục lục Lời Tựa Lời nói đầu I- Thân P...